This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

PHONG THỦY

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Tiếp cận đất đai: Nhà đầu tư sẽ “dễ thở” hơn?


Tiếp cận đất đai: Nhà đầu tư sẽ “dễ thở” hơn?
 
  E-mail        Bản để in        Cỡ chữ        Chia sẻ:          Chia sẻ tin lên LinkHay.com
picture
Hiện tại, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn quy định rằng nhà đầu tư phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất khi muốn triển khai dự án đầu tư; nhà nước chỉ quyết định thu hồi đối với một số dự án đầu tư quan trọng.
▪  ANH MINH
10:03 (GMT+7) - Thứ Ba, 26/7/2011

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tới đây có thể sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn với các quy định mới về tiếp cận đất đai, hiện đang được Tổng cục Quản lý đất đai, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề xuất.

Hiện tại, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn quy định rằng nhà đầu tư phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất khi muốn triển khai dự án đầu tư; nhà nước chỉ quyết định thu hồi đối với một số dự án đầu tư quan trọng.

Quy định này, theo nhận xét của ông Lê Thanh Khuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, là đã giúp giảm áp lực trong việc thu hồi đất bằng các quyết định hành chính, nhưng trên thực tế lại tạo ra sự bất bình đẳng giữa chủ đầu tư các dự án lớn (được nhà nước ra quyết định thu hồi) và dự án nhỏ (tự thỏa thuận).

Hơn nữa, theo ghi nhận của Tổng cục, khi thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất thì giá thỏa thuận thường cao hơn giá bồi thường dẫn tới khó khăn cho việc thu hồi đất của dự án khác trong cùng địa bàn.

Một thống kê của cơ quan này cũng cho hay một số dự án đã thỏa thuận được trên 90% diện tích đất nhưng vẫn không hoàn tất được việc thu hồi đất do 10% còn lại… không đồng ý nhưng không có cơ chế xử lý!

Để giải bài toán này, Tổng cục Quản lý đất đai đề xuất hai phương án.

Thứ nhất, bỏ việc nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế, thay vào đó Nhà nước thu hồi đất đối với mọi trường hợp.

Thứ hai, vẫn giữ cơ chế nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất, nhưng bổ sung theo hướng trường hợp nhà đầu tư mua được trên 80% diện tích đất cho dự án, hoặc mua được đất của trên 80% số chủ sử dụng ở trong khu vực dự án, mà phần diện tích đất còn lại, hoặc số chủ sử dụng đất còn lại nhà đầu tư không thoả thuận được, thì Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, có hai phương án: đối với đất nông nghiệp, đất có rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, không quy định thời hạn; đối với các loại đất trên giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn, song thời hạn sử dụng đất kéo dài hơn quy định hiện hành, thời hạn này là 50 hoặc 99 năm.

Đề xuất này của Tổng cục, nếu được chấp thuận và hiện thực hóa trong Luật Đất đai sửa đổi tới đây, có thể sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư thở phào.
                                                                                                      Nguồn Vneconomy
                                                                                                   Bất Động Sản Quận 2

Đất nền ven TP HCM hút khách, Hà Nội rớt giá

Trong khi đất nền dự án ở Hà Nội ế ẩm, giá liên tục giảm từ 5 đến 20 triệu đồng mỗi m2 tiền chênh, thì tại TP HCM, tình hình có phần khả quan hơn, phân khúc đất nền ngoại thành tương đối hút khách.

>Bức tranh tối cho địa ốc từ nay đến cuối nămXây dự án phức hợp trên khu đất 'vàng' TP HCM

Tại Hà Nội, một số dự án đất nền ở khu vực phía Tây tiếp đà giảm giá từ tháng trước. Cụ thể như đất nền của liền kề, biệt thự tại dự án An Hưng giảm 20 triệu mỗi m2, còn khoảng 63-65 triệu mỗi m2. Văn Phú cách đây một tháng vẫn chào tới 68-70 triệu đồng nay cũng chỉ còn khoảng 54 triệu đồng mỗi m2. Dự án Geleximco, Bắc An Khánh, Nam An Khánh giá khoảng 36-40 triệu đồng mỗi m2 nhưng cũng không có người hỏi mua. Dự án Vân Canh chào 47 triệu đồng mỗi m2 thì nay giảm xuống còn khoảng 40 triệu đồng.
Không chỉ các dự án ở quận Hà Đông giảm giá, các dự án đất nền một thời được các nhà đầu tư quan tâm tại quận Long Biên cũng rơi vào tình trạng tương tự. Biệt thự, liền kề tại dự án Việt Hưng giảm khoảng 10 triệu đồng, xuống còn 40-50 triệu đồng mỗi m2. Dự án khu đô thị Sài Đồng đã hoàn thành phần thô cũng chỉ còn khoảng 60 triệu đồng mỗi m2, giảm 3-5 triệu đồng mỗi m2.
Ảnh: Hoàng Lan
Chỉ khi nào chính sách tín dụng được mở thị trường mới có thể khởi sắc. Ảnh: Hoàng Lan
Theo các văn phòng môi giới, giao dịch đất nền nói riêng và thị trường nói chung đều rất trầm lắng. Ông Lý Mạnh, Phó tổng giám đốc Công ty bất động sản Hoàng Vương lý giải, thị trường tiếp tục đi xuống do tín dụng cho địa ốc vẫn bị kiểm soát. Chính sách siết tín dụng thít cả đầu vào lẫn đầu ra nên nhà đầu tư không bán được hàng và buộc phải giảm giá để kích cầu. Mặc dù giảm giá bán, song ông Mạnh cho rằng, các dự án bán ra vẫn ở mức quá cao vượt quá khả năng của những người có nhu cầu thực.
"Lúc này, các nhà đầu tư khó khăn về vốn nên án binh bất động, dẫn đến thị trường ế ẩm. Hầu hết trên thị trường mới chỉ giảm giá chênh nên nhìn chung, giá cả vẫn còn rất cao", ông Mạnh cho hay.
Ngoài ra, theo ông Mạnh, ngày 26/7, Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng nghĩa với khoảng 500 dự án sẽ được xem xét thông qua. Đây sẽ là dấu hiệu cho thấy nguồn cung trên thị trường có khả năng tăng lên. Các chủ đầu tư sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn và đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải chịu áp lực giảm giá khi nguồn cung quá nhiều.
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land, trong bối cảnh khó khăn chung, nhiều nhà đầu tư lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư bất động sản. Cụ thể, giá sử có một tỷ đồng, nếu gửi ngân hàng với lãi suất 18% mỗi năm, khách hàng có thể thu được khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, với số tiền trên, để mua được lô đất nền liền kề hoặc biệt thự là rất khó khăn.
Trường hợp giảm giá là các dự án đang trong giai đoạn đóng tiến độ. Biệt thự, liền kề ở các khu đô thị có cơ sở hạ tầng ổn định như Trung Hòa Nhân Chính, Linh Đàm, hầu như không có hiện tưởng giảm. Do đó, ông Hà nhấn mạnh, khi cơ sở hạ tầng ở các khu vực phía Tây và phía Đông phát triển, giá đất sẽ đi vào trạng thái ổn định. "Mặc dù giảm giá khá mạnh so với đầu tháng, song tôi cho rằng càng giảm giá sâu, thị trường bất động sản sẽ bật lên càng mạnh", ông Hà lạc quan.
Theo ông Hà, người dân Hà Nội vẫn đang đầu tư theo tâm đám đông. Trong khi thị trường đi xuống, không ai muốn đầu tư vì đang chờ đợi nghe ngóng. Cơn sốt đất ở Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì khiến nhiều người e dè và thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định. Còn những người có nhu cầu thực thì chờ thị trường tiếp tục chạm đáy mới ra quyết định mua. "Sự chờ đợi nghe ngóng của nhà đầu tư càng làm thị trường tiếp tục trầm lắng. Chỉ khi nào chính sách tín dụng được mở thị trường mới có thể khởi sắc", ông Hà cho hay.
Ngược với Hà Nội, đất nền ven TP HCM lại hút khách. Trong khi nguồn cung căn hộ tại có dấu hiệu chững lại thì đất nền vùng ven Sài Gòn và các tỉnh lân cận Đồng Nai, Bình Dương, Long An vẫn tung hàng ồ ạt và được nhà đầu tư quan tâm đặt mua. Trong quý 2, nguồn cung đất nền, nhà phố, biệt thự vùng ven cũng tăng lên đáng kể.
Trong tháng 7, tại Hội chợ Vietbuild dự án khu đô thị mới Phước An, Đồng Nai được Công ty Phúc Khang chào bán và có 50 giao dịch thành công. Trong 2 tuần sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu là nền đất nhà phố liên kề, biệt thự với giá giao dịch từ 2,3 đến 3,5 triệu đồng mỗi m2, khá mềm so với mặt bằng chung. Thành phần khách hàng đặt mua nền đất gồm: tiểu thương, tài xế, công nhân... và không có trường hợp nào phải vay vốn để đầu tư hay sang nhượng lại sản phẩm.
Ảnh: Vũ Lê
Đất ven TP HCM khá hút khách. Ảnh: Vũ Lê
Hôm 16/7, hơn 200 khách hàng đã đến dự buổi công bố 100 nền đất và khảo sát thực tế dự án The IJC Commercial Town tọa lạc tại tỉnh Bình Dương. Dự án Green Town cũng tại Bình Dương lại tung hàng theo chiến lược nhỏ giọt, mỗi tuần tung ra khoảng 12 sản phẩm nhưng có đến 80% sản phẩm đã giao dịch thành công.
Ngày 26/6, Công ty Becamex IJC đã công bố dòng sản phẩm nhà phố (đất kèm nhà) của dự án Đông Đô Đại Phố (Bình Dương), tại TP HCM cũng thu hút hàng trăm khách hàng tìm hiểu cơ hội đầu tư. Dự án này được xây dựng trên khu đất 26 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng. Theo chủ đầu tư, đây là khu phức hợp gồm nhiều hạng mục như nhà phố liên kế, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…
Vào giữa tháng 6/2011 Công ty bất động sản Đất Xanh mở bán dự án đất nền The Five Star, hơn 400 sản phẩm đất nền đã được khách hàng mua hết với giá 6 triệu đồng mỗi m2. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Đất Xanh, Lương Trí Thìn cho hay, toàn bộ hoạt động hợp tác đầu tư dự án khu đô thị này sẽ mang về cho công ty doanh thu 118 tỷ đồng và 60 tỷ đồng lợi nhuận.
Bên cạnh cuộc chạy đua tung hàng của các tỉnh giáp ranh TP HCM, các quận huyện vùng ven Sài Gòn cũng có nguồn cung nhà phố và biệt thự khá lớn chuẩn bị tung hàng. Thống kê của Công ty Savills Việt Nam, TP HCM có ít nhất 124 dự án tương lai trên tổng diện tích 8.500 ha với hơn 54.700 biệt thự, nhà phố sẽ gia nhập thị trường trong 5 năm tới. Phần lớn dự án tương lai tập trung tại các quận ngoại thành, nơi có diện tích đất trống lớn như Củ Chi, Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Phú và quận 9.
Lý giải việc thị trường đất nền vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều giới, Tổng giám đốc Công ty địa ốc ACBR, Phạm Văn Hải nhận xét: "Lượng tiền mặt dự trữ trong dân ở mức 200-300 triệu đồng là rất lớn. Do nhà đất tại TP HCM quá cao không thể đầu tư nổi nên người dân đã chuyển sang gửi tiền vào đất nền vùng ven có giá mềm".
Theo ông Hải, sở dĩ đất nền vẫn hút khách so với căn hộ trong thời điểm thị trường thiếu vốn vì tâm lý của người Việt Nam vẫn hướng đến truyền thống, chuộng đất hơn nhà chung cư. Chuyên gia này phân tích thêm, dòng vốn "chảy" vào đất nền vùng ven hầu như đều rất nhỏ, dưới 500 triệu đồng, số tiền mà tại TP HCM không thể mua đất hay chung cư nổi. Mặt khác, sự sụt giảm của thị trường căn hộ chung cư trong thời gian qua phần nào khiến nhà đầu tư nản lòng.
                                                                                                 Nguồn vnexpress
                                                                                               Bất Động Sản Quận 2

Sắp thông xe hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á

Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn và toàn tuyến đại lộ Đông - Tây sẽ được thông xe vào ngày 22/11 để mừng kỷ niệm 71 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa.
Thông hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á /Bắt đầu hợp long đường hầm Thủ Thiêm

UBND TP HCM đã có quyết định cuối cùng về kế hoạch thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây. Theo đó, thay vì "thông xe kỹ thuật" vào dịp 2/9 như dự định trước đây, toàn tuyến đại lộ Đông - Tây và hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn sẽ được thông xe hoàn toàn vào ngày 22/11 để kỷ niệm 71 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940).
Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn sẽ được thông xe vào ngày 22/11 để kỷ niệm 71 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Ảnh: Hữu Công.
Theo kế hoạch, UBND thành phố đề nghị mỗi luồng hầm Thủ Thiêm sẽ được phân ra thành các làn đường dành riêng cho ôtô, xe máy... đồng thời quy định giờ được phép lưu thông của xe tải. Thành phố cũng cho phép tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong đường hầm vào tháng 10 để chuẩn bị cho ngày thông xe chính thức.
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình hầm vượt sông Sài Gòn này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ.
Cũng trong dịp này, tuyến đại lộ Đông - Tây dài gần 22 km sẽ được thông xe hoàn toàn. Tuyến này đi qua các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một trục giao thông Đông - Tây và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố. Riêng đoạn đại lộ dài 13,4 km từ giao lộ Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng (quận 1) đến ranh giới cầu vượt quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) đã được thông xe vào ngày 2/9/2009 và được đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt.
Đại lộ Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
                                                                                           Nguồn vnexpress
                                                                                        Bất Động Sản Quận 2

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Khẳng định sai phạm vụ “mua nhà bằng USD”

picture
Phối cảnh tòa nhà Hattoco.
▪  BẢO ANH
11:48 (GMT+7) - Thứ Tư, 29/12/2010
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản khẳng định việc bán nhà thu ngoại tệ của Công ty Xây dựng Ba Đình là vi phạm quy định hiện hành

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan khẳng định việc bán nhà thu ngoại tệ của Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình là vi phạm quy định hiện hành.
 
Trong công văn gửi Ban đại diện khách hàng và Công ty Tư vấn luật Lawpro, do Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Phạm Ngọc Minh ký cuối tuần qua, cơ quan này cho biết cơ quan này đã nhận được ý kiến phản ánh của ban đại diện khách hàng dự án Hattoco (Hà Đông, Hà Nội) về việc chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Xây dựng Ba Đình đã vi phạm quy định về tiến độ thực hiện cũng như việc niêm yết giá và ép khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý ngoại hối tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình.

Sau khi kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã có báo cáo và khẳng định: việc quy định giá bán căn hộ như trong dự thảo hợp đồng là không phù hợp với quy định hiện của pháp luật hành và chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình phải chấm dứt ngay việc ký hợp đồng mua bán căn hộ với khách hàng, trong đó quy định giá bán căn hộ quy đổi tương đương bằng USD và chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối. Nếu vi phạm trên tái diễn sẽ bị xử lý.

Đầu tháng 11 vừa qua, hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án Hattoco đã hết sức bất bình trước việc chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Ba Đình đã ép họ thanh toán bằng USD đối với các hợp đồng mua nhà đã ký trước đó. Ngay sau đó, bức xúc này đã được gửi đến các cơ quan chức năng, trong đó có Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 9/12, trong công văn gửi ban đại diện khách hàng dự án trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã khẳng định, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình có dấu hiệu vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
 
BẤT ĐỘNG SẢN QUẬN 2

8 vấn đề và sự kiện bất động sản Việt Nam 2010

  TỪ NGUYÊN
28/12/2010 10:24 (GMT+7)
 
Dù giao dịch trầm lắng, song thị trường bất động sản năm 2010 đã để lại nhiều dấu ấn cho các nhà đầu tư.
Trong khi nền kinh tế đang dần hồi phục trong năm 2010 thì bất động sản dường như vẫn chưa được hưởng lợi từ những biến chuyển đó
Trong khi nền kinh tế đang dần hồi phục trong năm 2010 thì bất động sản dường như vẫn chưa được hưởng lợi từ những biến chuyển đó.

Bằng chứng là tính thanh khoản và tỷ lệ giao dịch thành công trên thị trường trong suốt cả năm qua vẫn trong tình trạng ảm đạm và thiếu những “cơn sóng” vốn có. Tuy nhiên, với nhiều người năm 2010 đã khép lại với không ít những sự kiện, vấn đề có tầm ảnh hưởng đáng kể đến thị trường, tạo cho họ những kỳ vọng về một viễn cảnh sáng hơn trong năm tới.

VnEconomy nhìn lại một năm của thị trường bất động sản qua 8 vấn đề và sự kiện nổi bật, với mong muốn giúp độc giả, nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh về thị trường này trong năm qua.

1. Quy hoạch Thủ đô

Có thể khẳng định rằng, dù không phải là một chính sách hay một quyết định có liên quan trực tiếp đến những giao dịch trên thị trường bất động sản, song đồ án quy hoạch chung Thủ đô chính là sự kiện tiêu biểu và có hiệu ứng lớn nhất đối với chiến lược, động thái giới đầu tư bất động sản, cho dù thực tế đến thời điểm nay đồ án vẫn chưa được Thủ tướng đặt bút thông qua.

Với 468 trang thuyết minh tổng hợp, 100 trang thuyết minh tóm tắt, 81 hồ sơ bản vẽ, 262 trang phụ lục..., đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được xem là một công trình quy hoạch lớn nhất từ trước đến nay với sự phối hợp thực hiện của thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng.

Ngoài những ý nghĩa tích cực về giá trị quy hoạch, kiến trúc cảnh quan cũng như tạo cho Hà Nội một bộ mặt mới, hiện đại, đồ án cũng tạo ra không ít quan ngại khi mà Thủ đô có thể thành một “đại công trường” với nhiều ý tưởng quá lớn và khó khả thi trong đồ án..., cũng như những hồ nghi về tác động từ các nhóm lợi ích.

Còn với giới đầu tư bất động sản, điều mà họ quan tâm nhất chính là những thông tin, ý tưởng, mô hình... trong đồ án có được thực hiện đúng như những gì đã vẽ ra trên giấy, khi mà khá nhiều tiền của đã được tung ra đầu tư để “đón đầu”, chờ ngày hái quả.

2. “Sốt” đất Ba Vì

Đến thời điểm này, dù cơn sốt đất ở chốn từng được cho là “khỉ ho cò gáy” đã trôi qua ngót nửa năm, song mỗi lần nhắc đến, dường như đều thấy trên gương mặt ai đó đều có nụ cười với nhiều nghĩa khác nhau.

Mất tiền, được tiền, khôn ngoan, khờ dại..., muôn vẻ trạng thái của giới đầu tư nhà đất tất thảy đều được thể hiện trong cơn sốt này, dù nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi vẻn vẹn chưa đầy 2 tháng (từ tháng 4 - 6/2010).

Cơn sốt trên không phải vô cớ, nó được hình thành từ chính những thông tin, những định hướng của các nhà quy hoạch, mà cụ thể là đồ án quy hoạch Thủ đô nói trên. Những ý tưởng về trục Thăng Long, về trung tâm hành chính quốc gia tận Ba Vì... kèm những thông tin đồn đoán chính là mầm mống.

Nhiều nhà đầu tư vẫn quyết liệt... đầu tư cho dù đã có những cảnh báo về một kết cục không có hậu. Kết cục cơn sốt thế nào thì sau đó ai cũng đã rõ. Thế nên, việc dư luận cả nước và người dân Thủ đô lo cho những “mặt trái” quy hoạch cũng không phải là thừa.

3. Đột phá chính sách

Nếu như Nghị định 69 về bồi thường trong thu hồi đất được cho là đột phá về chính sách trong năm 2009 thì Nghị định 71 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Nhà ở được cho là điểm sáng về chính sách về bất động sản trong năm 2010.
 
Với nhiều điều khoản mới và đột phá như: xóa bỏ hình thức huy động vốn thông qua hợp đồng viết tay, cho phép 20% giao dịch không qua sàn, quy định chi tiết các vấn đề và đối tượng được mua nhà ở xã hội..., Nghị định 71 được xem như một lời giải góp phần đưa thị trường bất động sản đến gần hơn với hai từ: chuyên nghiệp.

Thế nhưng, với không ít chủ đầu tư, đặc biệt là chủ của những dự án căn hộ chung cư, Nghị định 71 cũng vô tình siết lại các mối làm ăn vốn đã mang lại tính thanh khoản cao cũng như những khoản lợi nhuận kếch xù cho họ trong nhiều năm qua. Đó là việc sàng lọc các nhà đầu tư thứ cấp - lực lượng đóng vai trò chính trong việc làm tăng hay giảm tỷ lệ giao dịch trên thị trường.

Nghị định 71 ra đời coi như đã “tịch thu” mất cần câu cơm của không ít nhà đầu tư thứ cấp, bởi giờ đây họ không còn được trực tiếp ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Tấm huy chương nào cũng có hai mặt, và viễn cảnh thị trường vẫn ảm đạm trong những tháng cuối năm được xem là có nguyên nhân không nhỏ từ điều khoản trên.

Một quy định khác của Nghị định 71 cũng gây không ít tranh cãi, đó chính là việc quy định chủ đầu tư được phép bán 20% số căn hộ của một dự án mà không phải qua sàn giao dịch. Giới chuyên môn nhận định, đây là quy định “mở” của cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tìm kiếm và theo đuổi các dự án ngày càng khó khăn.

20% không phải qua sàn cũng được xem như chút ưu ái cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời nó cũng được xem như một chút “của để giành”, sử dụng cho những lúc cần thiết...

Chỉ có điều những gì diễn ra trên thực tế lại đi quá xa so với những quy định trên giấy. Trong một lần nói về kết quả triển khai điều khoản trên cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, cho biết qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện có đến 80% các doanh nghiệp vi phạm về tỷ lệ giao dịch qua sàn.

4. Đua xây nhà “chọc trời”

Trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài suốt cả năm, những công bố về các dự án chọc trời có tổng đầu tư hàng tỷ USD được xem là những “bữa tiệc” khuấy động không khí trên thị trường.

Lần lượt từ các dự án 40 tầng, 50 tầng rồi 65, 70 tầng... đều được các chủ đầu tư công bố, khởi động, trong đó có dự án đã chính thức đi vào hoạt động cao 60 tầng tại Tp.HCM hồi tháng 11/2010.
 
Thế nhưng, tất cả các dự án trên đã trở nên lỗi thời về chiều cao khi vào trung tuần tháng 7/2010, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) đã phát đi thông điệp rằng, doanh nghiệp này sẽ xây tòa nhà cao 102 tầng tại Từ Liêm, Hà Nội. Đến cuối tháng 8, thông tin trên được khẳng định khi quy hoạch cho dự án trên đã chính thức được cơ quan chức năng công bố.

Ngay sau đó, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng đã có văn bản kiến nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép thay đổi số tầng cao từ 35 tầng lên 100 tầng cùng công năng sử dụng của dự án khách sạn Lotus, tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Trong bối cảnh đất chật người đông thì nhà cao tầng có thể là một giải pháp góp phần giải bài toán về chỗ ở, chỗ làm việc cho hàng triệu con người. Tuy nhiên, với điều kiện về hạ tầng, đường sá của Việt Nam còn chưa theo kịp tốc độ phát triển của dân số, đô thị, thì việc xây nhà chọc trời ở những khu vực nơi các điều kiện trên chưa thể đáp ứng có thể gây phản tác dụng, mà dễ thấy nhất là sự quá tải về hạ tầng, điều kiện sinh hoạt, môi trường sống, giải pháp thoát hiểm... tại các khu vực đó. Hơn nữa, những lo ngại về nền đất yếu và địa chất không ổn định cũng không phải là không có cơ sở.

5. Chung cư mini được thừa nhận

Một trong những điểm nổi bật của Nghị định 71 chính là quy định tính pháp lý của loại hình chung cư mini - một loại hình căn hộ gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong suốt mấy năm trở lại đây. Ngay sau khi nghị định có hiệu lực (8/8/2010), mọi hoài nghi và tin đồn về tính pháp lý của chung cư mini được giải tỏa, và tất nhiên trào lưu đổ xô tìm mua cũng như đầu tư vào loại hình này bắt đầu “dậy sóng”.

Nhiều căn hộ rộng chừng 3 - 4 chục m2 mấy tháng trước chỉ chừng 6 - 7 trăm triệu đồng, sau ngày 8/8 đã vọt tăng trên dưới 1 tỷ đồng/căn. Thế nhưng muốn tìm mua cũng không phải chuyện đơn giản.

Cũng không quá khó để lý giải cho hiện tượng trên, bởi lẽ mong muốn nhất của những người chưa có nhà ở tại các thành phố lớn là có được căn nhà ở gần trung tâm, giá vừa túi tiền với mình dù rằng nó có thể chật chội hơn mong ước. Ngoài chung cư mini ra, khó có thể có loại hình nào đáp ứng được điều kiện trên nên việc “cháy hàng” cũng là dễ hiểu.

Thế nhưng, mặt trái của loại hình căn hộ này cũng gây ra không ít quan ngại cho nhiều người, đặc biệt là những cư dân sống trong và xung quanh căn hộ này. Chuyện thiếu điện, nước, thiếu không gian sinh hoạt và tính an toàn, khả năng hiểm... không thể là xem là chuyện nhỏ khi mà phong trào đầu tư vào căn hộ này vẫn mang tính tự phát của các hộ gia đình có sẵn đất.

6. Nhà ở xã hội đầu tiên có chủ

Sau hơn một năm Chính phủ ra nghị quyết, đến cuối tháng 11/2010, hơn 300 căn hộ thuộc dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư đã tìm được chủ nhân đầu tiên. Đây là kết quả của một chủ trương đúng đắn và cũng là nỗ lực hết mình của một số doanh nghiệp xây dựng, bất động sản trong việc giải bài toán cho người thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở tại Hà Nội.

Nhưng trước đó, khi chứng kiến từng đoàn xe hạng sang nối đuôi nhau để nộp hồ sơ mua nhà thu nhập thấp, ít ai dám chắc rằng, không có những người thu nhập cao trong đó. Mọi chuyện đều có mặt trái, có kẽ hở để ai đó trục lợi, song với hàng chục dự án nhà ở xã hội khác đã, đang và sẽ được triển khai trong nay mai, người dân hy vọng rằng, những khuyết tật đó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số những gì mà Nhà nước đã chủ trương cho những người đáng được hưởng.

7. Doanh nghiệp bất động sản phía Nam “Bắc tiến”

“Bắc tiến” là từ mà báo chí đã dùng trong thời gian qua để nói về xu hướng đầu tư ra thị trường miền Bắc của nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Nam.

Bắt đầu chỉ là  giới thiệu dự án, chào bán, mở bán rồi đến việc rót tiền đầu tư dự án... các doanh nghiệp miền Nam dường như đang xem miền Bắc - trong đó tâm điểm là Thủ đô Hà Nội - là miền đất hứa trong cuộc tìm kiếm lợi nhuận vốn đã dần trở nên khó khăn trên “sân nhà”.

Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp bất động sản miền Nam “Bắc tiến”, và lý do đầu tiên phải kể đến chính là giá cả cũng như cầu về nhà ở tại miền Bắc vẫn rất cao. Một lãnh đạo doanh nghiệp đã từng thổ lộ, cũng nhà đó, đất đó, nếu chịu khó vượt 2 nghìn km ra Hà Nội chào hàng thì ít nhất cũng đã kiếm thêm được dăm năm bảy tỷ đồng cho một block nhà tại một dự án.

Thực tế bình thường đó phản ánh một sự bất thường. Đó chính là giá cả bất động sản ở Hà Nội vẫn còn quá cao, ngay cả so sánh với Tp.HCM - địa phương vốn có dân số đông hơn, có điều kiện sống, thu nhập được đánh giá là cao hơn Hà Nội.

8. Nhiều dự án “khủng” bị rút giấy phép

2010 là năm có nhiều dự án tỷ đô bị rút giấy phép vì những sai phạm trong quá trình triển khai hay đơn giản là vì... không triển khai.

Đầu tiên phải kể đến là dự án khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng (Quảng Nam.) Sự xuất hiện siêu dự án này tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) thật sự là một “cú sốc” đối với giới đầu tư bởi quy mô nguồn vốn đầu tư được công bố lên tới 4,15 tỷ USD. 

Cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định thu hồi “siêu dự án” trên, do đã quá thời hạn (4/2010) nhưng chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Bãi biển Rồng vẫn chưa triển khai các bước thực hiện đầu tư như cam kết.

Tiếp đến là dự án The AJ Vietstar do Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển AJ Vietstar (vốn đầu tư của Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.  Hai năm về trước, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự có vốn đầu tư gần 200 triệu USD này.

Tuy nhiên, vào tháng 8/2010, địa phương này đã ký quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của Công ty TNHH xây dựng và phát triển AJ Vietstar do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính.

Ngoài ra còn có một số dự án khác như dự án khu đô thị Bến Gót (Phú Thọ), dự án khu du lịch sinh thái biển Pegasus Fund 1 (Quảng Nam), dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa (Phú Yên)... cũng đã và đang nằm trong diện những dự án bị thu hồi giấy phép.

Việc có nhiều dự án bị rút giấy phép trong năm qua mà nguyên nhân phần lớn là do năng lực tài chính có thể xem như tiếng chuông cảnh tỉnh cho cơ quan chức năng trong việc thẩm định cũng như phê duyệt dự án.
  TIN BẤT ĐỘNG SẢN QUẬN 2

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

2.370 tỉ đồng xây đường nối đại lộ Đông Tây vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Thứ năm, 14/10/2010, 01:27 GMT+7

Bộ Giao thông vận tải vừa ra quyết định duyệt dự án đầu tư xây dựng đường nối đại lộ Đông Tây TP.HCM vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (TP.HCM - Long An - Tiền Giang).

Theo đó, xây dựng tuyến đường này điểm đầu là nút giao giữa Quốc lộ 1A và đại lộ Đông Tây nối đến nút giao thông Tân Kiên (là tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm) có chiều dài 2,7 km.

Hướng tuyến đi bên phải, gần song song với đường Hưng Nhơn hiện hữu và lần lượt cắt đường Khuất Văn Bức, vượt rạch Hưng Nhơn, cắt qua đường thôn Cây Bàng, đường Rạch Cái Trung, vượt qua rạch Cái Trung và cắt đường Nguyễn Cửu Phủ để kết nối vào đường Tân Tạo - Chợ Đệm.

Tại nút giao Tân Kiên sẽ xây dựng hai nhánh cầu vượt và bổ sung xây dựng thêm nhánh đường hoa thị tại nút giao giữa quốc lộ 1A-đại lộ Đông Tây (hiện đã có hai nhánh giao thông hình hoa thị). Trên tuyến đường xây dựng hai cầu mới gồm cầu Hưng Nhơn và cầu Cái Trung.

Dự án có tổng vốn đầu tư 2.371 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp 1.346 tỉ đồng, vốn đền bù giải tỏa 482 tỉ đồng, còn lại là các chi phí khác.

Dự kiến công trình sẽ thi công trong ba năm bằng nguồn vốn ngân sách và từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

Theo tin Bất Động Sản Quận 2

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

DANG KY NGAY

IPHONE GIA CUC RE
HAY DANG KY NGAY DE DUOC SAN PHAM GIA TOT NHAT
DAN DOAN CODE LAY TU 1SHIPPING CART\SAVE LAI