This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

PHONG THỦY

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Tiếp cận đất đai: Nhà đầu tư sẽ “dễ thở” hơn?


Tiếp cận đất đai: Nhà đầu tư sẽ “dễ thở” hơn?
 
  E-mail        Bản để in        Cỡ chữ        Chia sẻ:          Chia sẻ tin lên LinkHay.com
picture
Hiện tại, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn quy định rằng nhà đầu tư phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất khi muốn triển khai dự án đầu tư; nhà nước chỉ quyết định thu hồi đối với một số dự án đầu tư quan trọng.
▪  ANH MINH
10:03 (GMT+7) - Thứ Ba, 26/7/2011

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tới đây có thể sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn với các quy định mới về tiếp cận đất đai, hiện đang được Tổng cục Quản lý đất đai, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề xuất.

Hiện tại, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn quy định rằng nhà đầu tư phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất khi muốn triển khai dự án đầu tư; nhà nước chỉ quyết định thu hồi đối với một số dự án đầu tư quan trọng.

Quy định này, theo nhận xét của ông Lê Thanh Khuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, là đã giúp giảm áp lực trong việc thu hồi đất bằng các quyết định hành chính, nhưng trên thực tế lại tạo ra sự bất bình đẳng giữa chủ đầu tư các dự án lớn (được nhà nước ra quyết định thu hồi) và dự án nhỏ (tự thỏa thuận).

Hơn nữa, theo ghi nhận của Tổng cục, khi thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất thì giá thỏa thuận thường cao hơn giá bồi thường dẫn tới khó khăn cho việc thu hồi đất của dự án khác trong cùng địa bàn.

Một thống kê của cơ quan này cũng cho hay một số dự án đã thỏa thuận được trên 90% diện tích đất nhưng vẫn không hoàn tất được việc thu hồi đất do 10% còn lại… không đồng ý nhưng không có cơ chế xử lý!

Để giải bài toán này, Tổng cục Quản lý đất đai đề xuất hai phương án.

Thứ nhất, bỏ việc nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế, thay vào đó Nhà nước thu hồi đất đối với mọi trường hợp.

Thứ hai, vẫn giữ cơ chế nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất, nhưng bổ sung theo hướng trường hợp nhà đầu tư mua được trên 80% diện tích đất cho dự án, hoặc mua được đất của trên 80% số chủ sử dụng ở trong khu vực dự án, mà phần diện tích đất còn lại, hoặc số chủ sử dụng đất còn lại nhà đầu tư không thoả thuận được, thì Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, có hai phương án: đối với đất nông nghiệp, đất có rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, không quy định thời hạn; đối với các loại đất trên giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn, song thời hạn sử dụng đất kéo dài hơn quy định hiện hành, thời hạn này là 50 hoặc 99 năm.

Đề xuất này của Tổng cục, nếu được chấp thuận và hiện thực hóa trong Luật Đất đai sửa đổi tới đây, có thể sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư thở phào.
                                                                                                      Nguồn Vneconomy
                                                                                                   Bất Động Sản Quận 2

Đất nền ven TP HCM hút khách, Hà Nội rớt giá

Trong khi đất nền dự án ở Hà Nội ế ẩm, giá liên tục giảm từ 5 đến 20 triệu đồng mỗi m2 tiền chênh, thì tại TP HCM, tình hình có phần khả quan hơn, phân khúc đất nền ngoại thành tương đối hút khách.

>Bức tranh tối cho địa ốc từ nay đến cuối nămXây dự án phức hợp trên khu đất 'vàng' TP HCM

Tại Hà Nội, một số dự án đất nền ở khu vực phía Tây tiếp đà giảm giá từ tháng trước. Cụ thể như đất nền của liền kề, biệt thự tại dự án An Hưng giảm 20 triệu mỗi m2, còn khoảng 63-65 triệu mỗi m2. Văn Phú cách đây một tháng vẫn chào tới 68-70 triệu đồng nay cũng chỉ còn khoảng 54 triệu đồng mỗi m2. Dự án Geleximco, Bắc An Khánh, Nam An Khánh giá khoảng 36-40 triệu đồng mỗi m2 nhưng cũng không có người hỏi mua. Dự án Vân Canh chào 47 triệu đồng mỗi m2 thì nay giảm xuống còn khoảng 40 triệu đồng.
Không chỉ các dự án ở quận Hà Đông giảm giá, các dự án đất nền một thời được các nhà đầu tư quan tâm tại quận Long Biên cũng rơi vào tình trạng tương tự. Biệt thự, liền kề tại dự án Việt Hưng giảm khoảng 10 triệu đồng, xuống còn 40-50 triệu đồng mỗi m2. Dự án khu đô thị Sài Đồng đã hoàn thành phần thô cũng chỉ còn khoảng 60 triệu đồng mỗi m2, giảm 3-5 triệu đồng mỗi m2.
Ảnh: Hoàng Lan
Chỉ khi nào chính sách tín dụng được mở thị trường mới có thể khởi sắc. Ảnh: Hoàng Lan
Theo các văn phòng môi giới, giao dịch đất nền nói riêng và thị trường nói chung đều rất trầm lắng. Ông Lý Mạnh, Phó tổng giám đốc Công ty bất động sản Hoàng Vương lý giải, thị trường tiếp tục đi xuống do tín dụng cho địa ốc vẫn bị kiểm soát. Chính sách siết tín dụng thít cả đầu vào lẫn đầu ra nên nhà đầu tư không bán được hàng và buộc phải giảm giá để kích cầu. Mặc dù giảm giá bán, song ông Mạnh cho rằng, các dự án bán ra vẫn ở mức quá cao vượt quá khả năng của những người có nhu cầu thực.
"Lúc này, các nhà đầu tư khó khăn về vốn nên án binh bất động, dẫn đến thị trường ế ẩm. Hầu hết trên thị trường mới chỉ giảm giá chênh nên nhìn chung, giá cả vẫn còn rất cao", ông Mạnh cho hay.
Ngoài ra, theo ông Mạnh, ngày 26/7, Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng nghĩa với khoảng 500 dự án sẽ được xem xét thông qua. Đây sẽ là dấu hiệu cho thấy nguồn cung trên thị trường có khả năng tăng lên. Các chủ đầu tư sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn và đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải chịu áp lực giảm giá khi nguồn cung quá nhiều.
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land, trong bối cảnh khó khăn chung, nhiều nhà đầu tư lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư bất động sản. Cụ thể, giá sử có một tỷ đồng, nếu gửi ngân hàng với lãi suất 18% mỗi năm, khách hàng có thể thu được khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, với số tiền trên, để mua được lô đất nền liền kề hoặc biệt thự là rất khó khăn.
Trường hợp giảm giá là các dự án đang trong giai đoạn đóng tiến độ. Biệt thự, liền kề ở các khu đô thị có cơ sở hạ tầng ổn định như Trung Hòa Nhân Chính, Linh Đàm, hầu như không có hiện tưởng giảm. Do đó, ông Hà nhấn mạnh, khi cơ sở hạ tầng ở các khu vực phía Tây và phía Đông phát triển, giá đất sẽ đi vào trạng thái ổn định. "Mặc dù giảm giá khá mạnh so với đầu tháng, song tôi cho rằng càng giảm giá sâu, thị trường bất động sản sẽ bật lên càng mạnh", ông Hà lạc quan.
Theo ông Hà, người dân Hà Nội vẫn đang đầu tư theo tâm đám đông. Trong khi thị trường đi xuống, không ai muốn đầu tư vì đang chờ đợi nghe ngóng. Cơn sốt đất ở Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì khiến nhiều người e dè và thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định. Còn những người có nhu cầu thực thì chờ thị trường tiếp tục chạm đáy mới ra quyết định mua. "Sự chờ đợi nghe ngóng của nhà đầu tư càng làm thị trường tiếp tục trầm lắng. Chỉ khi nào chính sách tín dụng được mở thị trường mới có thể khởi sắc", ông Hà cho hay.
Ngược với Hà Nội, đất nền ven TP HCM lại hút khách. Trong khi nguồn cung căn hộ tại có dấu hiệu chững lại thì đất nền vùng ven Sài Gòn và các tỉnh lân cận Đồng Nai, Bình Dương, Long An vẫn tung hàng ồ ạt và được nhà đầu tư quan tâm đặt mua. Trong quý 2, nguồn cung đất nền, nhà phố, biệt thự vùng ven cũng tăng lên đáng kể.
Trong tháng 7, tại Hội chợ Vietbuild dự án khu đô thị mới Phước An, Đồng Nai được Công ty Phúc Khang chào bán và có 50 giao dịch thành công. Trong 2 tuần sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu là nền đất nhà phố liên kề, biệt thự với giá giao dịch từ 2,3 đến 3,5 triệu đồng mỗi m2, khá mềm so với mặt bằng chung. Thành phần khách hàng đặt mua nền đất gồm: tiểu thương, tài xế, công nhân... và không có trường hợp nào phải vay vốn để đầu tư hay sang nhượng lại sản phẩm.
Ảnh: Vũ Lê
Đất ven TP HCM khá hút khách. Ảnh: Vũ Lê
Hôm 16/7, hơn 200 khách hàng đã đến dự buổi công bố 100 nền đất và khảo sát thực tế dự án The IJC Commercial Town tọa lạc tại tỉnh Bình Dương. Dự án Green Town cũng tại Bình Dương lại tung hàng theo chiến lược nhỏ giọt, mỗi tuần tung ra khoảng 12 sản phẩm nhưng có đến 80% sản phẩm đã giao dịch thành công.
Ngày 26/6, Công ty Becamex IJC đã công bố dòng sản phẩm nhà phố (đất kèm nhà) của dự án Đông Đô Đại Phố (Bình Dương), tại TP HCM cũng thu hút hàng trăm khách hàng tìm hiểu cơ hội đầu tư. Dự án này được xây dựng trên khu đất 26 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng. Theo chủ đầu tư, đây là khu phức hợp gồm nhiều hạng mục như nhà phố liên kế, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…
Vào giữa tháng 6/2011 Công ty bất động sản Đất Xanh mở bán dự án đất nền The Five Star, hơn 400 sản phẩm đất nền đã được khách hàng mua hết với giá 6 triệu đồng mỗi m2. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Đất Xanh, Lương Trí Thìn cho hay, toàn bộ hoạt động hợp tác đầu tư dự án khu đô thị này sẽ mang về cho công ty doanh thu 118 tỷ đồng và 60 tỷ đồng lợi nhuận.
Bên cạnh cuộc chạy đua tung hàng của các tỉnh giáp ranh TP HCM, các quận huyện vùng ven Sài Gòn cũng có nguồn cung nhà phố và biệt thự khá lớn chuẩn bị tung hàng. Thống kê của Công ty Savills Việt Nam, TP HCM có ít nhất 124 dự án tương lai trên tổng diện tích 8.500 ha với hơn 54.700 biệt thự, nhà phố sẽ gia nhập thị trường trong 5 năm tới. Phần lớn dự án tương lai tập trung tại các quận ngoại thành, nơi có diện tích đất trống lớn như Củ Chi, Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Phú và quận 9.
Lý giải việc thị trường đất nền vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều giới, Tổng giám đốc Công ty địa ốc ACBR, Phạm Văn Hải nhận xét: "Lượng tiền mặt dự trữ trong dân ở mức 200-300 triệu đồng là rất lớn. Do nhà đất tại TP HCM quá cao không thể đầu tư nổi nên người dân đã chuyển sang gửi tiền vào đất nền vùng ven có giá mềm".
Theo ông Hải, sở dĩ đất nền vẫn hút khách so với căn hộ trong thời điểm thị trường thiếu vốn vì tâm lý của người Việt Nam vẫn hướng đến truyền thống, chuộng đất hơn nhà chung cư. Chuyên gia này phân tích thêm, dòng vốn "chảy" vào đất nền vùng ven hầu như đều rất nhỏ, dưới 500 triệu đồng, số tiền mà tại TP HCM không thể mua đất hay chung cư nổi. Mặt khác, sự sụt giảm của thị trường căn hộ chung cư trong thời gian qua phần nào khiến nhà đầu tư nản lòng.
                                                                                                 Nguồn vnexpress
                                                                                               Bất Động Sản Quận 2

Sắp thông xe hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á

Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn và toàn tuyến đại lộ Đông - Tây sẽ được thông xe vào ngày 22/11 để mừng kỷ niệm 71 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa.
Thông hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á /Bắt đầu hợp long đường hầm Thủ Thiêm

UBND TP HCM đã có quyết định cuối cùng về kế hoạch thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây. Theo đó, thay vì "thông xe kỹ thuật" vào dịp 2/9 như dự định trước đây, toàn tuyến đại lộ Đông - Tây và hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn sẽ được thông xe hoàn toàn vào ngày 22/11 để kỷ niệm 71 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940).
Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn sẽ được thông xe vào ngày 22/11 để kỷ niệm 71 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Ảnh: Hữu Công.
Theo kế hoạch, UBND thành phố đề nghị mỗi luồng hầm Thủ Thiêm sẽ được phân ra thành các làn đường dành riêng cho ôtô, xe máy... đồng thời quy định giờ được phép lưu thông của xe tải. Thành phố cũng cho phép tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong đường hầm vào tháng 10 để chuẩn bị cho ngày thông xe chính thức.
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình hầm vượt sông Sài Gòn này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ.
Cũng trong dịp này, tuyến đại lộ Đông - Tây dài gần 22 km sẽ được thông xe hoàn toàn. Tuyến này đi qua các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một trục giao thông Đông - Tây và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố. Riêng đoạn đại lộ dài 13,4 km từ giao lộ Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng (quận 1) đến ranh giới cầu vượt quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) đã được thông xe vào ngày 2/9/2009 và được đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt.
Đại lộ Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
                                                                                           Nguồn vnexpress
                                                                                        Bất Động Sản Quận 2